:: Diễn Dàn Dầu Khí Việt Nam::
  • Music
cửa hàng bán đồng hồ để bàn làm quà tặng nhân viên, nơi sản xuất trực tiếp đồng hồ kỷ niệm ngày quân đội
cơ sở bán đồng hồ kỷ niệm, đồng hồ để bàn quà tặng đại lý, nơi sản xuất đồng hồ uy tín
chuyen làm kỷ niệm chương vinh danh thành tích, sản xuất cúp pha lê họp lớp
công ty chuyên sản xuất kỷ niệm chương cài áo, bán sao vàng 5 cánh, nơi nhận làm kỷ niệm chương tuổi đảng
công ty chuyên sản xuất huy hiệu đảng, làm huy hiệu đại hội các khóa, nơi bán huy hiệu lá cờ theo yêu cầu
xưởng nhận làm bằng khen đại lý xuất sắc của năm, nơi bán bằng chứng nhận, sản xuất bảng vàng theo yêu cầu
sản xuất huy chương có sẵn, nhận đúc huy chương thể thao uy tín, nhận in ấn logo miễn phí
bán cúp nhựa giá rẻ, sản xuất cúp vinh danh, làm cúp bàn tay vàng trong ngành thẩm mỹ
chuyên bán sỉ lẻ cúp quà tặng, bán cúp vinh danh các cuộc thi, cúp đồng vinh danh
làm cúp trao tặng chuyên gia chăm sóc sắc đẹp, cúp vinh danh chuyên ngành làm đẹp
Nắp seal thùng phuy, nắp chụp thùng phuy, nắp vặn thùng phuy, 0908589618
Bao jumbo, big bag, bao PP dệt, 0908589618
Kẹp nắp phuy, kẹp nắp thùng, kềm bấm nắp seal thùng phuy, 0908589618
Seal niêm phong container, kẹp chì niêm phong, dây rút nhựa niêm phong, 0908589618
Giải mã bí ẩn đằng sau giấc mơ lấy chồng
A-Connection rất hân hạnh được đồng hành cùng với đối tác tin cậy trong lĩnh vực BĐS
E2S Việt Nam - Thiết bị Báo Động cho ngành Dầu Khí, Công Nghiệp
FPSO Maintenance Engineer
MÁY THỔI KHÍ ĐỘ ỒN THẤP CỦA TOHIN
Chất tẩy rửa sinh hàng gió AIR COOLER CLEANER





















Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Hội Viên Mới
khai_bkhnHội Viên Mới

khai_bkhn

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Với 50 năm xây dựng và phát triển, trường ĐHBK Hà Nội đã trải qua 4 giai đoạn:[3]
Giai đoạn 1956-1965

Tôi yêu em Bách Khoa Hà Nội - I luv You HUST 400px-C1_bachkhoa

Trong giai đoạn này các thế hệ cán bộ và sinh viên của Trường đã trải qua chặng đường đầu tiên với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng cũng hết sức vinh dự, tự hào. Nhà trường đã bắt đầu gần như từ không đến có để trở thành một trường đại học kỹ thuật công nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Ngày 15-10-1956, tại Thủ đô Hà Nội, Trường đã chính thức làm Lễ khai giảng khóa học chính quy đầu tiên cho gần 1000 sinh viên thuộc 14 chuyên ngành của 4 Liên khoa Cơ - Điện, Mỏ - Luyện kim, Hóa - Thực phẩm và Xây dựng. Trong giai đoạn này đã đào tạo khoảng 4000 kỹ sư công nghiệp hệ chính quy, thực hiện hơn 100 đề tài NCKH và hợp đồng kinh tế - kỹ thuật phục vụ sản xuất và chiến đấu.
Giai đoạn 1965-1975
Trong giai đoạn này Trường đã không ngừng phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng toàn diện để phục vụ nhiệm vụ chính trị tham gia Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH trước mắt và lâu dài. Gắn nội dung giảng dạy và NCKH với cuộc cách mạng kỹ thuật, đào tạo cán bộ thích ứng với yêu cầu về kinh tế, quốc phòng của đất nước. Nhà trường đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều đề tài vào sản xuất và phục vụ quốc phòng. Trường đã đào tạo được gần 7000 SV tốt nghiệp hệ chính quy và 2302 SV hệ tại chức thuộc 58 chuyên ngành. Hưởng ứng phong trào "Ba sẵn sàng", gần 200 cán bộ và trên 2700 SV lần lượt nhập ngũ bổ sung kịp thời một số đáng kể cán bộ kỹ thuật cho quân đội.
Giai đoạn 1975-1985
Trường đã triển khai và thực hiện kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu cán bộ kỹ thuật cho cả nước về số lượng, chất lượng và đa dạng ngành nghề. Chất lượng của kỹ sư Bách Khoa Hà Nội được xác định là "phải vững cả ba mặt: NCKH, thiết kế và trực tiếp ở cương vị sản xuất". Nhà trường đã tiến hành cải tiến nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, kết hợp học với hành, kết hợp nghiên cứu tại Trường với phục vụ sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu cán bộ KHKT trình độ cao, năm 1976 Trường đã mở hệ đào tạo Sau Đại học và năm 1979 bắt đầu tuyển NCS thuộc 9 chuyên ngành. Trong giai đoạn này được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô, cơ sở vật chất và trang thiết bị đã được hiện đại hóa. Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn này đã tiến bộ vượt bậc, tính đến năm 1985 số CBGD và PVGD là 1467 người, trong đó có trên 33% cán bộ giảng dạy có trình độ SĐH, đã đào tạo gần 9000 kỹ sư hệ chính quy, 2200 kỹ sư hệ tại chức và 26 tiến sĩ, phó tiến sĩ.
Giai đoạn 1986 đến nay
Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng trường ĐHBK Hà Nội không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm NCKH-CGCN tiên tiến của cả nước. Nhà trường đã tăng cường quy mô đào tạo của cả hệ ĐH và SĐH, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở thêm ngành và chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo. Trường ĐHBK Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và NCS với 67 chuyên ngành đại học và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ. Trong giai đoạn này, Nhà trường đã đẩy mạnh công tác NCKH-CGCN và sản xuất kinh doanh, đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, là thước đo uy tín và trình độ của một trường đại học. Vị thế của ĐHBK Hà Nội trong hợp tác quốc tế và hiệu quả từ các mối hợp tác này mang lại cho Trường ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Hiện nay Nhà trường có quan hệ hợp tác trong đào tạo, NCKH với trên 200 trường đại học, trung tâm NCKH, viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục của 32 quốc gia trên thế giới, là thành viên của 8 tổ chức mạng lưới đại học quốc tế. Thông qua HTQT Nhà trường đã cử khoảng 500 cán bộ và SV đi nước ngoài học tập, nghiên cứu, trao đổi,...Xây dựng hàng chục dự án quốc tế về đào tạo, trang bị, NCKH để góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho Nhà trường. Bộ GD-ĐT đã giao cho trường ĐHBK Hà Nội thực hiện hai chương trình đào tạo tiên tiến là chương trình Cơ - Điện tử và Công nghệ Vật liệu hướng tới những nội dung chương trình hiện đại nhất của các nước. Từ năm 1986 đến nay cơ sở vật chất của Nhà trường đã được cải tạo và nâng cấp một cách cơ bản, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đã khang trang sạch đẹp hơn nhiều, đã đầu tư nhiều phòng thí nghiệm hiện đại, xây dựng và đang thực hiện nhiều dự án lớn phục vụ công tác đào tạo và NCKH ở trình độ cao. Điều kiện làm việc và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, sinh viên không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, tháng 9/2006 Nhà trường đã đưa vào sử dụng Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu với mức đầu tư 199 tỷ VNĐ, đã đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin của CBVC và SV. Năm 2006, Nhà trường đã xây dựng Đề án: ‘‘Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn 2006-2030. Ngày 01 tháng 02 năm 2007, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 668/QĐ-BGDĐT phê duyệt bản Đề án này. Đây là một tín hiệu tốt mở đường cho ĐHBK Hà Nội sớm đạt được mục tiêu trở thành một Đại học nghiên cứu, đạt đẳng cấp cao theo chuẩn mực quốc tế, góp phần tích cực và hiệu quả hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với sự đóng góp to lớn của Nhà trường, của các thế hệ cán bộ, sinh viên vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cùng những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới vừa qua, trường ĐHBK Hà Nội vinh dự là trường đầu tiên trong hệ thống các trường đại học Việt Nam được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quí‎ Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000), Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2006). Công đoàn Trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (2001), Huân chương Độc lập hạng Ba (2006). Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2001), Huân chương Lao động hạng Nhì (2006). Nhiều cán bộ và tập thể của Trường được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại. Tính đến năm 2006, có 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 2 nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 12 Nhà giáo nhân dân, 148 Nhà giáo ưu tú.
[sửa]Sự ra đời trường Đại Học Bách Khoa
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và là hậu phương lớn cho miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ có trình độ đại học cho việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược này trở nên hết sức cần thiết. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta, một mặt chủ trương sắp xếp lại và củng cố các trường đại học vừa được tiếp quản từ chính quyền cũ (Cao đẳng Sư phạm, các trường Y-Dược, Luật học, Khoa học và Nhân văn thuộc Viện đại học Hà Nội) và các trường ra đời dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà tại các vùng tự do, vùng giải phóng và các căn cứ kháng chiến (Đại học Y-Dược, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Giao thông, Khoa học cơ bản, Toán đại cương, Dự bị đại học v.v..), mặt khác chuẩn bị thành lập thêm các trường mới để tiến tới hình thành đồng bộ hệ thống giáo dục nước nhà. Đầu năm 1956, Bộ Chính trị thông qua chủ trương đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước. Thực hiện chủ trương này và định hướng phát triển đại học, ngày 6 tháng 3 năm 1956, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký Nghị định số 147/NĐ về việc thành lập trường Đại học Chuyên nghiệp Bách Khoa (nay là trường ĐHBK Hà Nội). Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Theo Chỉ thị của Trung ương Đảng và Chính phủ, đầu năm học 1956 -1957 Trường đã khai giảng khoá học đầu tiên.[4]
[sửa]Các mốc thời gian quan trọng
6 tháng 3 năm 1956: Bộ trưởng Giáo dục quốc gia Nguyễn Văn Huyên ký nghị định số 147/NĐ về việc thành lập trường Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa. Thiếu tướng, Giáo sư, Kỹ sư vũ khí Trần Đại Nghĩa được bổ nhiệm làm giám đốc.
15 tháng 10 năm 1956: Khai giảng khóa 1 (K1) cho 850 sinh viên chính quy trong 14 ngành học thuộc 4 liên khoa: Cơ-Điện, Mỏ-Luyện kim, Xây dựng, Hóa-Thực phẩm.
15 tháng 3 năm 1960: Khởi công xây dựng trụ sở tại đường Đại Cồ Việt do Liên Xô tài trợ.
Tháng 10 năm 1961: Trường làm lễ phát bằng tốt nghiệp cho 633 kỹ sư khóa 1.
1966 - 1967: Các khoa Xây dựng, Mỏ-Địa chất tách thành trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Mỏ - Địa chất. Các bộ môn Dệt và Thực phẩm tách thành trường Đại học Công nghiệp nhẹ.
Năm 1968, gần 200 cán bộ và hơn 2700 sinh viên của trường đã tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong Chiến tranh Việt Nam, khoa Vô tuyến điện (tiền thân của Viện Điện tử - Viễn thông ngày nay) đã nghiên cứu và thực hiện thành công nhiều đề tài quan trọng phục vụ chiến đấu, điển hình là đề tài rà phá bom từ trường, đề tài phục hồi 4 hệ thống thông tin vi ba của đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam"...
Sau Sự kiện 30 tháng 4, 1975, trường thực hiện nhiệm vụ cung cấp cán bộ khung cho Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Thủ Đức (tiền thân của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), Đại học Tây Nguyên và hiện nay là các trường Đại học Điện lực, Đại học Công nghiệp Hà Nội...
1976: Trường mở hệ đào tạo sau đại học.
13 tháng 2 năm 1962: Tạ Văn Đĩnh, cán bộ giảng dạy Khoa Toán lý là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ tại trường.
1977: Trường Công nghiệp nhẹ sát nhập lại vào trường Đại học Bách khoa Hà nội.
6 tháng 1 năm 1984: Đỗ Sanh, cán bộ giảng dạy Khoa Chế tạo máy là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học tại trường.
26 tháng 4 năm 2006, Trường nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam[5]
[sửa]Nhân sự

Tính đến năm 2010,Tổng số cán bộ, công chức gồm 1950 cán bộ, với 1192 giảng viên và 394 cán bộ phục vụ giảng dạy và NCKH.
Nhà giáo nhân dân và ưu tú : 154
Giáo sư và Phó giáo sư: 399
Tiến sỹ khoa học và Tiến sỹ: 703
Thạc sỹ: 1200
Tỷ lệ CBGD tham gia nghiên cứu khoa học (tính theo số báo cáo KH từ cấp trường trở lên trong 5 năm 2002-2006). Tỷ lệ CBGD có 1 báo cáo KH: 26,50% Tỷ lệ CBGD có 2 báo cáo KH: 8,60% Tỷ lệ CBGD có 3 báo cáo KH: 10,03% Tỷ lệ CBGD có 4 báo cáo KH: 6,30% Tỷ lệ CBGD có 5 báo cáo KH trở lên: 24,70%
Ngoài ra, có 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 2 nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.Nguồn Phòng TCCB - Đại học Bách Khoa Hà Nội - TTQ-CPA tccb@mail.hut.edu.vn.
[sửa]Cơ sở vật chất

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có tổng diện tích phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hội họp rộng 26,2 hecta. Trường có hơn 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo; gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và khoảng 20 xưởng thực tập, thực hành. Các hệ thống cơ sở vật chất phục vụ bộ môn giáo dục thể chất và phong trào thể thao của sinh viên đầy đủ và hiện đại với 1 sân bóng tiêu chuẩn quốc gia, 1 nhà thi đấu đa năng tiêu chuẩn Đông Nam Á[6], 1 bể bơi tiêu chuẩn quốc gia, sân tennis tiêu chuẩn quốc gia... Trường có một khu ký túc xá với 420 phòng, đủ khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng trên 4200 sinh viên Tổng diện tích đất sử dụng của Trường: 252.857,8 m2,nơi làm việc 15.252m2,nơi học78.846m2,nơi vui chơi giải trí: 29.321 m2.[7][8][9], 1 nhà câu lạc bộ sinh viên với 350 chỗ được trang bị âm thanh hiện đại và 1 trung tâm y tế.[10][11]
[sửa]Các cấp đào tạo


Quảng trường chính (C1) trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang đào tạo khoảng 25.000 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh với:
Kỹ sư: 75 chuyên ngành [12]
Thạc sĩ: 33 mã ngành [13]
Tiến sĩ: 57 chuyên ngành [14]
[sửa]Số lượng tuyển sinh hàng năm
Hệ cao đẳng:
1800 sinh viên chính quy (2010)
Hệ đại học:
4.800 sinh viên chính quy (2010)
2.000 sinh viên tại chức
500 sinh viên thuộc chương trình đào tạo quốc tế
Hệ sau đại học:
1.000 - 1.200 học viên cao học
60 - 70 nghiên cứu sinh[15]
[sửa]Tổ chức



Mặt trước tòa nhà C1 trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Năm 2007, trường có 88 bộ môn, 15 trung tâm và phòng thí nghiệm thuộc 15 khoa và 6 viện; 1 bộ môn, 26 trung tâm và phòng thí nghiệm trọng điểm trực thuộc trường, 3 doanh nghiệp, 21 phòng, ban và nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.
Danh sách các khoa, viện
Khoa Lý luận chính trị];
Khoa Giáo dục quốc phòng];
Khoa Giáo dục thể chất];
Viện Cơ khí ;
Viện Cơ khí động lực ;
Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm ;
Viện Công nghệ thông tin và truyền thông ;
Viện Dệt may - da giầy và thời trang ;
Viện Đào tạo liên tục ;
Viện Đào tạo Quốc tế ;
Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu ;
Viện Đào tạo sau đại học ;
Viện Điện ;
Viện Điện tử - Viễn thông ;
Viện Khoa học và công nghệ môi trường ;
Viện Khoa học và công nghệ nhiệt lạnh ;
Viện Khoa học và kỹ thuật vật liệu ;
Viện Kinh tế và quản lý ;
Viện Kỹ thuật Hạt nhân và Vật lý Môi trường ;
Viện Kỹ thuật hoá học ;
Viện Nghiên cứu quốc tế MICA ;
Viện Ngoại ngữ ;
Viện Sư phạm Kỹ thuật ;
Viện Tiên tiến khoa học và công nghệ ;
Viện Toán ứng dụng và Tin học ;
Viện Vật lý kỹ thuật ;


Khu giảng đường D trường Đại học Bách khoa Hà Nội


chiều Bách Khoa


chiều tà


Nhà D9 Bách Khoa


Mùa thu sân trường bách khoa


Tòa nhà B1 Bách Khoa


Sinh viên thực hành trong phòng
Danh sách các trung tâm, Chương trình đào tạo
Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme
Trung tâm nghiên cứu vật liệu học và hợp kim đặc biệt
Trung tâm nghiên cứu ăn mòn và bảo vệ kim loại;
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới;
Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Khoa học Vật liệu tính toán ;
Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Định vị sử dụng Vệ tinh (NAVIS) ;
Trung Tâm Thông tin Năng lượng nguyên tử;
Trung tâm phần mềm và giải pháp an ninh mạng;
Trung tâm tính toán hiệu năng cao ;
Trung tâm phát triển và ứng dụng phần mềm công nghiệp (DASI) ;
Trung tâm bảo dưỡng công nghiệp;
Trung tâm hợp tác khoa học kỹ thuật Việt Đức;
Trung tâm điện tử Y - Sinh;
Trung tâm Ngoại ngữ CFL
Trung tâm tiếng Pháp chuyên ngành;
Trung tâm đào tạo tài năng và chất lượng cao;
Chương trình PFIEV ;
Chương trình đào tạo tiên tiến ;
Chương trình HEDSPI;
Chương trình VLIR-HUST ;
Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế Genetic Bách Khoa ;
Danh sách các Các đơn vị thành viên
Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội ;
Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa ;
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings) ;
Công ty TNHH MTV tư vấn & chuyển giao công nghệ Bách Khoa;
Danh sách Các phòng ban chức năng khác .
[sửa]Các ngành đào tạo từ 2009

Mã số Tên ngành học
01.00 Kỹ thuật Cơ khí chế tạo máy
01.01 Công nghệ chế tạo máy
01.02 Công nghệ hàn
01.03 Công nghệ gia công áp lực
01.04 Cơ khí chính xác và quang học
01.05 KH&CN chất dẻo,composite
02.00 Kỹ thuật Cơ khí động lực
02.01 Động cơ đốt trong
02.02 Ô tô và xe chuyên dụng
02.03 Máy và tự động thủy khí
03.00 Kỹ thuật hàng không
04.00 Kỹ thuật tàu thủy
05.00 Kỹ thuật Cơ điện tử
06.00 Kỹ thuật Nhiệt - Lạnh
06.01 Kỹ thuật năng lượng
06.02 Máy & Thiết bị nhiệt lạnh
07.00 Kỹ thuật điện
07.01 Thiết bị điện
07.02 Hệ thống điện
08.00 Điều khiển và Tự động hóa
08.01 Điều khiển tự động
08.02 Tự động hoá
08.03 Kỹ thuật đo và Tin học công nghiệp
09.00 Điện tử - viễn thông
09.01 Kỹ thuật Điện tử - Kỹ thuật Máy tính
09.02 Kỹ thuật Thông tin - Truyền thông
09.03 Kỹ thuật Điện tử - Y Sinh
09.04 Kỹ thuật Điện tử hàng không - Vũ trụ
09.05 Kỹ thuật Phát thanh - truyền hình
09.06 Kỹ thuật Điện - Điện tử (CTTT)
10.00 Công nghệ thông tin
10.01 Hệ thống thông tin
10.02 Khoa học máy tính
10.03 Kỹ thuật máy tính
10.04 Kỹ thuật phần mềm
10.05 Truyền thông và mạng máy tính
11.00 Toán tin ứng dụng
12.00 Kỹ thuật hóa học
12.01 Công nghệ hữu cơ - hóa dầu
12.02 Công nghệ Polyme – Composit
12.03 Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại
12.04 Công nghệ vật liệu silicat
12.05 Công nghệ các chất vô cơ
12.06 Công nghệ Hóa lý
12.07 Quá trình và Thiết bị
12.08 Công nghệ Xenluloza và Giấy
12.09 Công nghệ Hóa dược
12.10 Máy và Thiết bị CN hóa chất – dầu khí
13.00 Kỹ thuật sinh học
14.00 Kỹ thuật thực phẩm
14.01 Công nghệ Thực phẩm
14.02 Quản lý Chất lượng
14.03 Quá trình và Thiết bị Công nghệ Thực phẩm
15.00 Kỹ thuật in và truyền thông
15.01 Kỹ thuật in truyền thông
15.02 Kỹ thuật đồ họa truyền thông
16.00 Kỹ thuật môi trường
16.01 Công nghệ Môi trường
16.02 Quản lý Môi trường
17.00 Công nghệ May
17.01 Công nghệ sản phẩm may
17.02 Thiết kế sản phẩm may và thời trang
18.00 Kỹ thuật Dệt
18.01 Công nghệ Dệt
18.02 Công nghệ Nhuộm và Hoàn tất
19.00 Công nghệ da giầy
20.00 Kỹ thuật Luyện kim
20.01 Kỹ thuật gang thép
20.02 Luyện kim màu và kim loại quý hiếm
20.03 Công nghệ và thiết bị cán
20.04 Công nghệ đúc
20.05 Kỹ thuật nhiệt và xử lý bề mặt
21.00 Kỹ thuật vật liệu
21.01 Vật liệu điện tử
21.02 Vật liệu kim loại
21.03 Vật liệu Polyme
21.04 Vật liệu Ceramic
22.00 Vật lý kỹ thuật
22.01 Vật liệu điện tử và công nghệ nano
22.02 Vật lý tin học
22.03 Quang học và quang điện tử
22.04 Vật lý công nghiệp
22.05 Công nghệ vi hệ thống và vi điện tử
23.00 Kỹ thuật hạt nhân và vật lý môi trường
23.01 Kỹ thuật năng lượng hạt nhân
23.02 Kỹ thuật hạt nhân ứng dụng và VLMT
24.00 Sư phạm Kỹ thuật
24.01 Sư phạm kỹ thuật tin học
24.02 Sư phạm kỹ thuật cơ khí
24.03 Sư phạm kỹ thuật điện
24.04 Sư phạm kỹ thuật điện tử
25.00 Kinh tế và quản lý
25.01 Quản trị kinh doanh
25.02 Kinh tế công nghiệp
25.03 Quản lý công nghiệp
25.04 Tài chính ngân hàng
25.05 Kế toán
26.00 Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
27.00 Tiếng Anh chuyên nghiệp Quốc tế
[sửa]Thành tích đào tạo

Từ lúc lập trường đến năm 2007, trường đã đào tạo được
trên 80.000 kỹ sư
trên 2.000 thạc sĩ
gần 400 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học[cần dẫn nguồn]
[sửa]Các mốc lịch sử

Ngày 6 tháng 3 năm 1956: Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nguyễn Văn Huyên ký nghị định số 147/NĐ về việc thành lập Trường Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa. Thiếu tướng, Giáo sư, Kỹ sư vũ khí Trần Đại Nghĩa được bổ nhiệm làm giám đốc.
Ngày 15 tháng 10 năm 1956: Khai giảng khóa 1 (K1) cho 848 sinh viên chính quy trong 14 ngành học thuộc 4 liên khoa: Cơ-Điện, Mỏ-Luyện kim, Xây dựng, Hóa-Thực phẩm.
Ngày 15 tháng 3 năm 1960: Khởi công xây dựng trụ sở tại đường Đại Cồ Việt do Liên Xô tài trợ.
Tháng 10 năm 1961: Trường làm lễ phát bằng tốt nghiệp cho 633 kỹ sư khóa 1.
Năm học 1966-1967: Các khoa Xây dựng, Mỏ-Địa chất tách thành Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Các bộ môn Dệt và Thực phẩm tách thành Trường Đại học Công nghiệp nhẹ.
Năm 1968, gần 200 cán bộ và hơn 2700 sinh viên của trường đã tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong Chiến tranh Việt Nam, khoa Vô tuyến điện (tiền thân của khoa Điện tử - Viễn thông ngày nay) đã nghiên cứu và thực hiện thành công nhiều đề tài quan trọng phục vụ chiến đấu, điển hình là đề tài rà phá bom từ trường, đề tài phục hồi 4 hệ thống thông tin vi ba của đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam"...
Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, trường thực hiện nhiệm vụ cung cấp cán bộ khung cho Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức (tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), Trường Đại học Tây Nguyên và hiện nay là Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội...
Năm 1976: Trường mở hệ đào tạo sau đại học.
Ngày 13 tháng 2 năm 1962: Tạ Văn Đĩnh, cán bộ giảng dạy Khoa Toán lý là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ tại trường.
Năm 1977: Trường Công nghiệp nhẹ sáp nhập lại vào Trường Đại học Bách khoa Hà nội.
Ngày 6 tháng 1 năm 1984: Đỗ Sanh, cán bộ giảng dạy Khoa Chế tạo máy là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại trường.
Ngày 26 tháng 4 năm 2006, Trường nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.[9]
[sửa]Các danh hiệu đã được phong tặng

Huân chương chiến công hạng III (năm 1973) cho nhóm cán bộ tham gia đề tài GK1;
Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1984) cho tập thể cán bộ, giảng viên bộ môn Thiết bị điện - điện tử, khoa điện
Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2000) cho tập thể cán bộ, giảng viên trường;
Huân chương Hồ Chí Minh (2001);
Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2005) cho tập thể cán bộ, giảng viên bộ môn hệ thống điện, khoa điện.
Ngoài ra, trường còn được trao tặng nhiều huân chương các loại. Nhiều đơn vị, cá nhân được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba và giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ.
[sửa]Các vị hiệu trưởng

STT Hiệu trưởng Thời gian Chức vụ cao nhất
1 Trần Đại Nghĩa 1956 Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công thương, Cục trưởng Cục Quân giới, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
2 Tạ Quang Bửu 1956-1960 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (tháng 8, 1947 – tháng 8, 1948), Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976)
3 Hoàng Xuân Tùy 1961-1966 Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp
4 Phạm Đồng Điện 7/1966 - 3/1980
5 Hà Học Trạc 3/1980 - 12/1989 Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
6 Hoàng Trọng Yêm 12/1989 - 10/1994
7 Nguyễn Minh Hiển 10/1994 - 4/1997 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
8 Hoàng Văn Phong 5/1997 - 11/2002 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
9 Trần Quốc Thắng 12, 2002 - 11/2004 Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
10 Hoàng Bá Chư 12/2004- 6/2008 Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
11 Nguyễn Trọng Giảng 6/2008- nay Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
[sửa]Thư viện Tạ Quang Bửu



Mặt sau thư viện Tạ Quang Bửu
Đây là công trình kỉ niệm 50 thành lập trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, được khánh thành ngày 7 tháng 10 năm 2006. Tổng vốn đầu tư cho xây dựng thư viện Tạ Quang Bửu là hơn 200 tỉ đồng. Thư viện Tạ Quang Bửu hiện là một trong những thư viện lớn nhất trong hệ thống thư viện đại học ở Việt Nam[10] , bao gồm 1 toà nhà 10 tầng với tổng diện tích 37.000m². Từ tầng 1 tới tầng 5 là hệ thống phòng đọc mở (người đọc có thể tự tìm kiếm, tra cứu sách và tài liệu), thư viện có hai phòng học đa phương tiện với quy mô mỗi phòng 150 máy tính được kết nối Internet giúp sinh viên truy cập miễn phí. Thư viện có khả năng phục vụ cùng một lúc hơn 2000 sinh viên.
Tổng số máy tính của Trường: 2.421. Dùng cho hệ thống văn phòng: 632. Dùng cho sinh viên học tập: 1.789. Mạng thông tin:
Trang web của Thư viện với hơn 600 000 đầu sách và cung cấp các truy cập đến các cơ sở dữ liệu trực tuyến như Science Direct, IEEE, ACM. Trang web của Trung tâm Mạng thông tin cung cấp các thông tin cần thiết về các dịch vụ công nghệ của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội từ email, tài khoản truy cập Internet, kết nối mạng nội bộ ...
[sửa]Nhà xuất bản Bách khoa

Nhà xuất bản Bách khoa được thành lập năm 2005 dưới sự quản lý của Đại học BKHN. Chức năng chính là xuất bản các ấn phẩm khoa học công nghệ và tham mưu về việc xuất bản giáo trình nội bộ cho sinh viên BKHN. Các thành viên trong ban lãnh đạo của nhà xuất bản đều là các giảng viên của trường.[16]
Giám đốc Nhà xuất bản Bách khoa: Lê Cộng Hòa
Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập: Tống Đình Quỳ
Phó giám đốc kinh doanh: Phùng Lan Hương
[sửa]Nhà sách Bách khoa
Trung tâm Sách Bách Khoa (Nhà sách Bách khoa) chịu trách nhiệm giới thiệu và phát hành các ấn phẩm do Nhà xuất bản Bách Khoa phát hành. Kinh doanh các loại sách khoa học kỹ thuật, sách giáo trình, sách đời sống, sách văn học, sách ngoại ngữ, sách tham khảo. Kinh doanh các loại văn hoá phẩm, văn phòng phẩm, đồ lưu niệm và nhiều mặt hàng khác phục vụ sinh viên và độc giả khác.[17]
Nhà sách Bách khoa nằm cạnh cổng Parabol trên đường Giải phóng.
[sửa]Nhà In
Nhà In chịu trách nhiệm in các loại ấn phẩm cho Nhà xuất bản. Hợp đồng in các loại ấn phẩm trong phạm vi kinh doanh của Nhà xuất bản và các đối tác.[18]
[sửa]Cựu sinh viên và cựu giảng viên nổi tiếng

Đỗ Quốc Sam (1929-2010), Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học; nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trương Đình Tuyển [cần dẫn nguồn]: nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại
Phạm Gia Khiêm: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam
Hoàng Trung Hải: K21, Khoa Điện; nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
Vũ Xuân Thiều: Anh hùng bắn rơi máy bay B52 năm 1972
Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hoàng Văn Phong: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nguyễn Minh Hiển: nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Tiến Sâm, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Phi công Quân đội Nhân dân Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Nguyễn Quân:Được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệViệt Nam sau một thời gian làm thứ trưởng thường trực. Ông từng là giảng viên, phó Hiệu trưởng thường trực trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông lấy bằng Thạc sĩ ngành Năng lượng tại Viện Kỹ thuật châu Á (AIT) Thái Lan và bằng Tiến sĩ ngành Năng lượng tại Đại học Bách khoa Hà Nội.


~^o^~ ~^o^~ ~^o^~



Hội Viên Mới
BKDNHội Viên Mới

BKDN

Chắc có khi làm bài tôi yêu em Bách Khoa Đà Nẵng Cười ngoắc miệng



Hội Viên Mới
khai_bkhnHội Viên Mới

khai_bkhn

BKDN đã viết:Chắc có khi làm bài tôi yêu em Bách Khoa Đà Nẵng Cười ngoắc miệng

Hehe,thú vị đó,có khi làm cái cho có bầu bạn,diễn đàn đang còn ít người quá,viết bài cảm xúc vậy mà chẳng mấy ai cm,tiếc công,tiếc công Cười ngoắc miệng



Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
© 2012 VNP
FM PunBB - Rip by Lê Tùng

Tạo Nút Like